Lời giới thiệu và trích đăng cuốn “Làm quen kinh tế học qua biếm họa, tập 2: Kinh tế Vĩ Mô, của Grady Klein & Tiến sĩ Yoram Bauman, bản dịch của Lê Khánh Toàn.
Hầu hết các giáo trình và khoá học kinh tế đều mặc định chia kinh tế học thành hai nhánh: vi mô và vĩ mô, với hàm ý vi mô cho từng cá thể còn vĩ mô cho cả nền kinh tế. Thực ra vi mô có thể coi là nền tảng chung của kinh tế học, vĩ mô theo nghĩa hẹp của từ này là một trong các nhánh chuyên sâu tương đương như kinh tế học tài chính, kinh tế học lao động, kinh tế học phát triển, kinh tế học môi trường… Bởi vậy, tập hai này dù có tên là kinh tế học vĩ mô, thực ra bao quát khá nhiều nhánh chuyên sâu khác sau khi một số nền tảng cơ bản đã được giới thiệu trong tập đầu.
Với kinh tế học vĩ mô theo nghĩa hẹp những khái niệm thường gặp trên báo chí như lạm phát, thất nghiệp, GDP được giải thích khá cặn kẽ thông qua những hình ảnh và lời thoại dí dỏm. Bằng cách giới thiệu hai trường phái vĩ mô chính có nhiều điểm đối nghịch: trường phái cổ điển và trường phái Keynes, Klein và Bauman đã khéo léo giải thích cho người đọc thấy tại sao các nhà kinh tế lại có thể có quan điểm rất khác nhau khi đối mặt cùng một vấn đề. Đỉnh điểm của sự khác biệt này là quan điểm về vai trò của nhà nước trong một nền kinh tế thị trường. Xét cho cùng kinh tế học vẫn là một ngành khoa học xã hội mà nhân sinh quan của các nhà kinh tế có vai trò rất lớn định hình quan điểm về thế giới quan của họ, không chỉ trong kinh tế học vĩ mô mà cả các vấn đề chính trị xã hội rộng hơn như bảo vệ môi trường, công bằng xã hội… Continue reading Làm quen Kinh tế học qua biếm họa – Tập 2: Kinh tế Vĩ mô – Lê Hồng Giang